• TIN TỨC / CHI TIẾT
  • Thứ năm, 16/11/2023, 02:07 (GMT+7)

35

Đậu mùa khỉ và những điều cần biết

benh-dau-mua-khi-dang-lay-lan-o-chau-au-my-nguy-hiem-the-nao11653019965-1653300568938112172241.jpg

Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp, bệnh gây ra khi nhiễm phải virus đậu mùa khỉ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra những cảnh báo về nguy cơ bùng phát mạnh căn bệnh này trên toàn thế giới. Hiện bệnh đã xuất hiện ở nhiều nước như Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha,… Tại Việt Nam, ghi nhận ca đậu mùa khỉ đầu tiên tại TP.HCM.

Đậu mùa khỉ là gì?

Đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm do virus đậu mùa khỉ gây ra. Virus này là họ hàng của virus đậu mùa – một căn bệnh từng bị xóa sổ vào những năm 1980. Bệnh đậu mùa khỉ phổ biến ở các khu vực rừng nhiệt đới Trung và Tây Phi nhưng hiện đã lan rộng đến nhiều quốc gia trên thế giới. Đây được coi là đợt bùng phát lớn nhất ở châu Âu từ trước đến nay.

Năm 2003, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC Hoa Kỳ) thông báo đợt bùng phát đậu mùa khỉ đầu tiên được báo cáo bên ngoài châu Phi. Đợt bùng phát này liên quan đến việc nhập khẩu động vật có vú bị nhiễm bệnh vào Mỹ.

Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa khỉ

Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa khỉ là do virus thuộc giống Orthopoxvirus, họ Poxviridae. Virus này có hai chủng chính: Congo và Tây Phi. Trong đó, chủng Congo thường gây bệnh nặng hơn với tỷ lệ tử vong khoảng 10%, trong khi chủng Tây Phi có tỷ lệ tử vong khoảng 1%. Virus đậu mùa khỉ lây nhiễm qua việc tiếp xúc với động vật hoặc người bị nhiễm bệnh.

Bệnh Đậu Mùa Ở Người Lớn - Bệnh Đậu Mùa: Những Điều Cần Biết
Virus đậu mùa khỉ. Ảnh: Internet

Bệnh đậu mùa khỉ ủ bệnh bao lâu?

Bệnh đậu mùa khỉ có thời gian ủ bệnh từ 6-13 ngày hoặc có thể kéo dài từ 5-21 ngày. Triệu chứng ban đầu bao gồm sốt, nhức đầu, đau lưng, sưng hạch, và phát ban trên da. Phát ban có xu hướng lan rộng trên mặt và tứ chi, tiến triển từ nốt mẩn đỏ đến mụn nước và cuối cùng thành mụn mủ. Các tổn thương sẽ khô lại và để lại sẹo.

Đậu mùa khỉ lây qua đường nào?

Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền qua ba con đường chính:

  1. Tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm virus, đặc biệt là các động vật gặm nhấm như sóc, chuột.
  2. Sử dụng thịt động vật nhiễm bệnh chưa nấu chín kỹ.
  3. Tiếp xúc gần với người mắc bệnh qua các dịch thể, tổn thương trên da hoặc giọt bắn từ hệ hô hấp.

Chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ

Để chẩn đoán chính xác bệnh đậu mùa khỉ, trước hết cần chẩn đoán phân biệt lâm sàng với các bệnh phát ban khác, chẳng hạn như bệnh thủy đậu, sởi, nhiễm trùng da do vi khuẩn, bệnh ghẻ, bệnh giang mai và dị ứng do thuốc. Nổi hạch trong giai đoạn tiền căn bệnh có thể là đặc điểm lâm sàng để phân biệt đậu mùa khỉ với thủy đậu hoặc đậu mùa.

Đặc biệt, nếu có các yếu tố nguy cơ dưới đây, bạn cần được chẩn đoán để sớm phát hiện và điều trị bệnh:

  • Tiếp xúc gần (sống, làm việc) với những người bị bệnh đậu mùa khỉ;
  • Đã đi du lịch đến một quốc gia lưu hành bệnh đậu mùa khỉ;
  • Đã tương tác với động vật nhập khẩu;
  • Bị cắn hoặc cào từ động vật bị nhiễm bệnh;
  • Ăn thịt nấu chín một phần hoặc các sản phẩm khác của động vật bị nhiễm bệnh;
  • Thăm hoặc sống gần khu rừng mưa nhiệt đới;

Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ bằng các phương pháp sau:

1. Tiền sử bệnh: Vấn đề này bao gồm lịch sử du lịch, tiếp xúc, ăn uống của người bệnh để giúp bác sĩ xác định nguy cơ.

2. Xét nghiệm: Thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để xác định sự hiện diện của virus đậu mùa khỉ.

Một trong những xét nghiệm phổ biến là xét nghiệm tăm bông hoặc xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR), nhằm phân tích các mẫu lấy từ các tổn thương da hoặc các vùng da bị ảnh hưởng bởi bệnh đậu mùa khỉ.

3. Sinh thiết: Xét nghiệm được thực hiện bằng việc lấy bệnh phẩm một phần của mô da, sau đó sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định sự hiện diện của virus, từ đó giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ, người dân cần hạn chế tiếp xúc với động vật hoang dã, nấu chín thực phẩm từ động vật trước khi sử dụng và tránh tiếp xúc với người mắc bệnh. Đồng thời, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang khi cần thiết.

Chia sẻ bài viết:
Sức khỏe tâm thần là gì? Những điều bạn cần biết!

Sức khỏe tâm thần là gì? Những điều bạn cần biết!

Sức khỏe tâm thần là nền tảng cho thấy sự khỏe mạnh và hoạt động trí tuệ hiệu quả của mỗi cá nhân. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn và quan tâm chú trọng trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần nhé! Sức khỏe tâm thần là gì? Theo Tổ chức Y […]

Bệnh cơ hội thường gặp ở bệnh nhân HIV

Bệnh cơ hội thường gặp ở bệnh nhân HIV

Ở bệnh nhân HIV/AIDS, tình trạng suy giảm hệ miễn dịch tạo điều kiện cho các mầm bệnh thường ít gây bệnh ở một ký chủ có hệ miễn dịch khỏe mạnh phát triển tùy theo mức độ suy giảm miễn dịch, gọi là nhiễm trùng cơ hội hay bệnh cơ hội. Vậy bệnh cơ […]

Quan hệ nhiều lần trong 1 tuần có tốt không? Bao nhiêu là đủ?

Quan hệ nhiều lần trong 1 tuần có tốt không? Bao nhiêu là đủ?

Quan hệ tình dục là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới hạnh phúc gia đình. Hoạt động tình dục lành mạnh không chỉ mang lại hạnh phúc mà còn mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang thắc mắc rằng quan hệ bao […]

Các phương pháp xét nghiệm HIV sớm và hiệu quả

Các phương pháp xét nghiệm HIV sớm và hiệu quả

Xét nghiệm HIV là bước quan trọng để xác định tình trạng nhiễm HIV, giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Có ba loại xét nghiệm HIV chính: xét nghiệm sàng lọc, xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV và xét nghiệm theo dõi điều trị. Mỗi loại xét nghiệm có những đặc điểm […]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *