Ở bệnh nhân HIV/AIDS, tình trạng suy giảm hệ miễn dịch tạo điều kiện cho các mầm bệnh thường ít gây bệnh ở một ký chủ có hệ miễn dịch khỏe mạnh phát triển tùy theo mức độ suy giảm miễn dịch, gọi là nhiễm trùng cơ hội hay bệnh cơ hội. Vậy bệnh cơ hội là gì, dấu hiệu của bệnh cơ hội như thế nào và cách dự phòng các bệnh cơ hội này ra sao. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Xem thêm: Tác dụng phụ của ARV trong điều trị HIV và hướng xử lý
Bệnh nhiễm trùng cơ hội là gì?
Nhiễm trùng cơ hội (OI) là các căn bệnh nhiễm trùng xuất hiện thường xuyên hoặc liên tục trên người có hệ miễn dịch yếu.
Nhiễm trùng cơ hội gây ra bởi nhiều loại tác nhân khác nhau, bao gồm cả virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Những tác nhân này thường không gây ảnh hưởng gì đối với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, nhưng khi hệ miễn dịch suy giảm, sẽ tạo ‘cơ hội’ thuận lợi để các tác nhân gây bệnh. Điều này có nghĩa là, các tác nhân gây bệnh tận dụng thời điểm hệ miễn dịch suy giảm để xâm nhập và tấn công cơ thể, gây ra nhiều tổn thương.
Các bệnh cơ hội thường gặp và dấu hiệu
Bệnh lao
Bệnh lao gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis có thể ảnh hưởng đến người mắc HIV. Vi khuẩn lao lây lan qua không khí và khi nhiễm vào phổi, có thể gây nhiễm trùng ở phổi.
Bệnh lao có thể xuất hiện các dấu hiệu ban đầu như ho dai dẳng, mệt mỏi, sụt cân, sốt và đổ mồ hôi ban đêm. Mặc dù thường gặp ở phổi, bệnh cũng có thể gây tổn thương đến các bộ phận khác của cơ thể như thanh quản, hạch bạch huyết, não, thận hoặc xương.
Để nhận biết và chẩn đoán bệnh lao, cần thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm nước bọt, đờm , xét nghiệm máu, chụp xquang… . Ngoài ra, cũng cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.
Bệnh Viêm phổi do PCP (Pneumocystis jiroveci)
Viêm phổi do Pneumocystis (PCP) là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của HIV. Tin tốt cho các bệnh nhân là các nhiễm trùng có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh
Triệu chứng: Ho khan; Sốt; Thở nhanh; Đau ngực; Nhịp thở tăng….
Xét nghiệm chẩn đoán:
- X-quang: Thâm nhiễm mô kẽ thùy dưới, nhưng bình thường trong 25%
- Soi đờm tìm PCP
Nhiễm nấm candida
Nhiễm nấm Candida (hay bệnh tưa miệng), gây ra bởi tác nhân là nấm vô hại tên là Candida. Đây là một nhiễm trùng cơ hội khá thường gặp và thường xuất hiện ở những người suy giảm miễn dịch có số lượng tế bào CD4 từ 200 500 mm3.
Nấm candida có thể xuất hiện ở miệng, sau đó xuống thực quản (Nấm miệng, nấm thực quản) hoặc sâu hơn là khí phế quản và nhu mô phổi, có thể xuất hiện ở da và âm đạo của bạn. Tuy nhiên, nấm Candida chỉ được coi là nhiễm trùng cơ hội khi nó nhiễm vào thực quản hoặc đường hô hấp dưới khi xuống tới phổi.
Triệu chứng nhiễm nấm candida: Các triệu chứng rõ ràng nhất là các đốm trắng hoặc mảng trắng xuất hiện trên lưỡi hoặc họng (trong thực quản thì có thể nội soi để phát hiện). Bệnh được điều trị bằng thuốc kháng nấm theo toa của BS sau khi đã được chẩn đoán.Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng tốt và sử dụng nước súc miệng hằng ngày có thể giúp bạn ngăn ngừa / làm sạch hơn khoang miệng sau nhiễm nấm.
Viêm não do Toxoplasma
Viêm não do Toxoplasma là một trong những bệnh cơ hội quan trọng nhất và nguy hiểm ở hệ thần kinh trung ương. Với người mắc bệnh AIDS thì hơn 95% các trường hợp viêm não do Toxoplasma là do tái nhiễm ký sinh trùng ở não.
Các triệu chứng của viêm não do Toxoplasma bao gồm: Dấu hiệu thần kinh khu trú (liệt một bên, liệt mặt, mất cử động một bên); Dấu hiệu thần kinh toàn thể (lú lẫn, động kinh, , …) thậm chí có thể dẫn đến hôn mê và tử vong;
Việc chẩn đoán sẽ dựa vào BS khám lâm sàng cũng như các cận lâm sàng cần thiết do BS chỉ định và hình ảnh học sọ não.
Cách dự phòng nhiễm trùng cơ hội
Dự phòng bằng cotrimoxazole
Điều trị dự phòng bằng cotrimoxazole (CTX hay tên gọi khác là trimethoprim- sulfamethoxazole, TMP-SMX ) có hiệu quả ngăn ngừa một số bệnh NTCH như viêm phổi do PCP, bệnh do Toxoplasma và một số bệnh nhiễm khuẩn khác. Dự phòng CTX được khuyến cáo cho bệnh nhân HIV có số lượng tế bào CD4 <350 mm3
Điều trị lao tiềm ẩn
Chỉ định cho tất cả những người nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc đang điều trị ARV (Bất kể số lượng tế bào CD4) đã loại trừ mắc bệnh lao và thuộc một trong các nhóm sau:
– Người lớn và trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.
– Trẻ dưới 12 tháng tuổi có tiền sử tiếp xúc với người bệnh bị bệnh lao phổi. Trẻ em đã hoàn thành điều trị bệnh lao.
Việc chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội cần được sử dụng theo toa của bác sĩ khám và chỉ định. Nên đến các cơ sở uy tín để được thăm khám và điều trị một cách hiệu quả nhất.
Hiện tại, phòng khám ALO CARE cung cấp dịch vụ chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS, dự phòng nhiễm trùng cơ hội, xét nghiệm HIV nhanh chóng và bảo mật, đồng thời xét nghiệm toàn diện các bệnh lây truyền qua đường tình dục giúp phát hiện sớm và phòng ngừa lây truyền cho bạn tình.