• TIN TỨC / CHI TIẾT
  • Thứ sáu, 03/11/2023, 00:41 (GMT+7)

34

Các triệu chứng của bệnh giang mai

Các triệu chứng của bệnh giang mai

Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương nhỏ trên da hoặc niêm mạc, chủ yếu thông qua quan hệ tình dục không an toàn. Cùng tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán và điều trị giang mai trong bài viết này.

Các triệu chứng của bệnh giang mai
Các triệu chứng của bệnh giang mai

Triệu chứng bệnh giang mai theo giai đoạn

Giai đoạn giang mai I:

– Săng: là một vết trợt, lở, giới hạn rõ, bờ không đều, nền cứng, màu đỏ như thịt, đáy sạch, không đau.

– Hạch: xuất hiện khoảng 5-6 ngày sau săng, cùng bên với săng, có thể có nhiều hạch, Nhiều hạch tụ thành nhóm lớn nhỏ không đều, có 1 hạch lớn gọi hạch trưởng nhóm.

Hạch có tính chất chắc, không viêm, không đau, không làm mủ.. Lành sau 1-2 tuần nếu trị, 3-6 tuần nếu không trị.

– Không săng: 15-20%, thường do đã sử dụng kháng sinh.

Chẩn đoán giang mai I:

  1. Dựa lâm sàng: Thời gian ủ bệnh + đặc tính săng/ hạch
  2. Vi trùng học: xem kính hiển vi nền đen thấy VK 6-14 vòng xoắn, dài 7- 12 μm di động
  3. Huyết thanh học: FTA hay TPHA hay VDRL

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT GIANG MAI I:

  1. Săng của bệnh hạ cam mềm
  2. Bệnh Herpes sinh dục: do HSV gây ra, có triệu chứng mụn nước chùm, ngứa/ rát (±), lành 1-2 tuần, hay tái phát.
  3. Săng ghẻ: sẩn, mụn nước , ngứa về đêm (kẽ ngón tay, chân, rốn), nhiều người trong gia đình bị ngứa
  4. Vết trầy do chấn thương, bạo dâm: hỏi bệnh sử
  5. Bệnh hột xoài

Giai đoạn giang mai II:

– Từ 6-8 tuần sau khi có săng, xoắn khuẩn đi vào máu, lan tràn, có tính chất rất lây.

Triệu chứng: mệt mỏi, biếng ăn, nhức đầu, đau ngực, cơ, khớp, hơn 80% bệnh nhân có biểu hiện ở da, hạch toàn thân.

Phát ban thường có 4 dạng

+ Đào ban (roseole): Là những dát đỏ, không thâm nhiễm, không ngứa, không đau. Khu trú chủ yếu ở hai bên mạng sườn, mặt, lòng bàn tay, bàn chân. Đào ban xuất hiện ở da đầu gây rụng tóc. Đào ban tồn tại một thời gian, không điều trị gì cũng mất đi để lại vết nhiễm sắc tố loang lổ.

+ Mảng niêm mạc: là vết trợt rất nông của niêm mạc, bề mặt thường trợt ướt, đôi khi hơi nổi cao, sần sùi hoặc nứt nẻ đóng vảy tiết, chứa nhiều xoắn khuẩn nên rất lây. Vị trí thường gặp ở các niêm mạc mép, lỗ mũi, hậu môn, âm hộ, rãnh quy đầu.

+ Vết loang trắng đen: là những di tích còn lại của đào ban, sẩn tạo thành các vết loang trắng đen loang lổ. Nếu thương tổn tập trung ở cổ thì gọi là “vòng vệ nữ”.

+ Viêm hạch lan tỏa: có thể thấy hạch ở bẹn, nách, cổ, dưới hàm, ụ ròng rọc. Hạch to nhỏ không đều, không đau, không dính vào nhau. Trong hạch có nhiều xoắn khuẩn.

+ Nhức đầu: thường hay xảy ra về ban đêm.

+ Rụng tóc: rụng đều, làm tóc bị thưa dần, còn gọi là rụng tóc kiểu “rừng thưa”.

Giang mai muộn (GM III): 

Giang mai thời kỳ III: vào khoảng năm thứ 3 của bệnh. Ngày nay ít gặp giang mai thời kỳ III vì người bệnh thường được phát hiện và điều trị sớm bằng penicilin. Ở thời kỳ này thương tổn có tính chat khu trú, phá hủy tổ chức, gây nên những di chứng không hồi phục, thậm chí tử vong cho người bệnh. Khả năng lây lan trong cộng đồng bị hạn chế. Các thương tổn giang mai III gồm:

+ Đào ban giang mai III: là những vết màu hồng, sắp xếp hình vòng cung, tiến triển rất chậm, tự khỏi, không để lại sẹo.

+ Củ giang mai: thương tổn ở trung bì, nổi lên thành hình bán cầu có đường kính khoảng 5-20mm, giống như hạt đỗ xanh. Các củ có thể đứng riêng rẽ hoặc tập trung thành đám, nhưng thường sắp xếp thành hình nhẫn, hình cung hoặc vằn vèo. Cũng có khi loét ra và đóng vảy tiết đen.

Các thể giang mai khác

Giang mai kín: được xem là giai đoạn giữa thời kỳ 2 đến thời kỳ 3, là thời kỳ không có triệu chứng lâm sàng. Bệnh chỉ được phát hiện qua xét nghiệm huyết thanh. Giang mai kín sớm là trong vòng 2 năm từ khi mắc bệnh và giang mai kín muộn trên 2 năm.

Giang mai bẩm sinh: do người mẹ mắc bệnh giang mai lây cho thai nhi. Tùy theo mức độ nhiễm xoắn khuẩn từ người mẹ vào bào thai mà có thể xảy ra các trường hợp sẩy thai hoặc thai chết lưu, trẻ đẻ non và có thể tử vong.

Hiện tại, phòng khám Alo Care cung cấp dịch vụ xét nghiệm toàn diện các bệnh lây truyền qua đường tình dục giúp phát hiện sớm và phòng ngừa lây truyền cho bạn tình.

ALO CARE – HỆ THỐNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE THÔNG MINH

Chia sẻ bài viết:
ALO CARE đến thăm Trung tâm SCDI tại Hà Nội vào 11/12

ALO CARE đến thăm Trung tâm SCDI tại Hà Nội vào 11/12

Ngày 11/12 vừa qua, đại diện ALO CARE đã đến thăm và làm việc với Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) tại Hà Nội. Đây là cơ hội quý báu để hai bên trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ định hướng phát triển, đồng thời tìm kiếm các giải pháp […]

ALO CARE tham gia tập huấn điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) tại Đồng Nai

ALO CARE tham gia tập huấn điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) tại Đồng Nai

ALO CARE đã tham gia chương trình tập huấn về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) do tổ chức PATH tổ chức tại Đồng Nai vào ngày 12-13 tháng 12. Chương trình cung cấp kiến thức về triển khai dịch vụ PrEP, quản lý tác dụng phụ và tư vấn khách hàng, […]

ALO CARE thăm và làm việc tại văn phòng PATH Việt Nam tại Hà Nội

ALO CARE thăm và làm việc tại văn phòng PATH Việt Nam tại Hà Nội

Đại diện của ALO CARE đã có chuyến thăm và làm việc đầy ý nghĩa tại văn phòng PATH Việt Nam, Hà Nội. Đây là dịp để hai bên gặp gỡ, trao đổi và tìm hiểu sâu hơn về các dự án, sáng kiến y tế cộng đồng cũng như thảo luận cơ hội hợp […]

Rực rỡ sắc xanh ALO CARE tại WELLBEING FAIR 2024 – Đại học SWINBURNE Việt Nam

Rực rỡ sắc xanh ALO CARE tại WELLBEING FAIR 2024 – Đại học SWINBURNE Việt Nam

Ngày 06/12/2024, ALO CARE tự hào đồng hành cùng sự kiện Wellbeing Fair 2024 tại Đại học Swinburne Việt Nam. Đây là một ngày hội đầy màu sắc, nơi lan tỏa năng lượng tích cực và những giá trị sống khỏe mạnh đến với cộng đồng sinh viên và giảng viên. ALO CARE – Điểm […]