Dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV mà chúng ta quen gọi là PrEP là một chiến lược mới điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV đối với những người chưa nhiễm HIV, biện pháp này có khả năng giảm nguy cơ lây nhiễm tới 90%. Hiện nay tại Việt Nam có hàng chục ngàn người đang sử dụng PrEP để dự phòng lây nhiễm HIV và số người sử dụng PrEP chắc chắn sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Vậy người sử dụng PrEP cần lưu ý những gì trước khi bắt đầu sử dụng? Hãy cùng AloCare tìm hiểu trong bài viết này nhé!
PrEP là gì?
PrEP (viết tắt của cụm từ Pre-Exposure Prophylaxis) là loại thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cho người có hành vi nguy cơ cao nhưng chưa bị nhiễm HIV (HIV âm tính) và có nguy cơ lây nhiễm HIV.
PrEP là sự kết hợp của 2 loại dược phẩm kháng vi rút là TENOFOVIR DISOPROXIL FUMARATE (TDF) 300mg và EMTRICITABINE (FTC) 200mg trong một viên nén với liều dùng mỗi ngày một viên. Loại thuôc này giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cơ thể bằng cách ngăn cản sự xâm nhập và nhân lên của vi rút HIV dùng để tạo ra các bản sao virus mới.
Khả năng dự phòng của PrEP
Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng PrEP rất có hiệu quả trong việc phòng ngừa lây nhiễm HIV. Các nghiên cứu cho thấy chưa có trường hợp MSM nào trên thế giới bị nhiễm HIV trong khi đang sử dụng PrEP. Việc lây nhiễm HIV chỉ thường xảy ra nếu MSM ngưng sử dụng PrEP hoặc nếu họ không sử dụng nó đều đặn theo hướng dẫn sử dụng của các bác sĩ.
Tuy nhiên cũng ghi nhận có giảm chức năng thận và giảm mật độ xương ở những người dùng PrEP vì thế sử dụng PrEP chống chỉ định với một số người. PrEP là thuốc kháng HIV, do vậy một người muốn dùng PrEP cần gặp Bác sĩ để được tư vấn, thăm khám và chỉ định, hướng dẫn cụ thể.
Khi bắt đầu sử dụng PrEP cần lưu ý những gì?
– PrEP chỉ là một phần trong chiến lược dự phòng tổng thể HIV, PrEP cần có thời gian để đạt được hiệu quả bảo vệ tối đa vì vậy cần sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục:
– PrEP cần uống đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Phản ứng phụ khi dùng PrEP đó là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt nhẹ và sẽ hết trong 1-2 tuần. Nếu kéo dài, nên gọi điện hoặc đến gặp bác sĩ ngay để được khám và tư vấn.
– PrEP không dự phòng được các nhiễm trùng lây qua đường tình dục như: Lậu, giang mai, sùi mào gà, viêm gan B, C v.v… do vậy vẫn cần sử dụng bao cao su thường xuyên đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục.
Đăng ký PrEP miễn phí tại AloCare
Với sự uy tín và chất lượng trong việc tư vấn và điều trị, phòng khám AloCare là một chỗ dựa đáng tự hào của khách hàng, mang đến bạn những dịch vụ và ưu đãi chất lượng!
AloCare hợp tác cùng Path và USAID mang đến dự án PrEP miễn phí dành cho cộng đồng. Liên hệ phòng khám ngay để được:
– Tư vấn và xét nghiệm miễn phí: HIV, viêm gan B, viêm gan C, chức năng thận, giang mai
– Miễn phí PrEP.
Đăng ký ngay để được hướng dẫn và nhận PrEP miễn phí. Đội ngũ nhân viên và bác sĩ tại AloCare sẽ tư vấn, theo dõi và hỗ trợ bạn uống PrEP chính xác, đảm bạn được bảo vệ và phòng tránh HIV.
Bạn nên xem thêm >>> XÉT NGHIỆM HIV TẠI NHÀ – MYLAN HIV SELF TEST
Bạn nên xem thêm >>> HỆ THỐNG CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ HIV TƯ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỒNG NAI