PEP-Dự-phòng-sau-phơi-nhiêm

DỰ PHÒNG SAU PHƠI NHIỄM HIV 72 GIỜ – PEP

Dịch vụ PEP – Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV tại phòng khám ALO CARE nhằm ngăn ngừa HIV sau khi tiếp xúc với virus trong vòng 72 giờ.
  • Dự phòng HIV khẩn cấp 72 giờ
  • Dùng càng sớm hiệu quả càng cao
  • Liệu trình 28 ngày
  • Bác sĩ theo dõi quá trình điều trị

PEP 72 GIỜ – DỰ PHÒNG SAU PHƠI NHIỄM HIV

PEP 72 giờ là gì?

  • PEP là phương pháp dự phòng HIV sau khi tiếp xúc với nguy cơ phơi nhiễm, để không bị nhiễm HIV.
  • PEP chỉ hiệu quả trong vòng 72 giờ đầu tính từ lúc phát sinh nguy cơ phơi nhiễm. Dùng càng sớm tỷ lệ điều trị PEP thành công càng cao (lên đến 99%).
  • Liệu trình sử dụng PEP 28 ngày theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

PEP dành cho những ai?

  • Người âm tính với HIV
  • Còn trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm
  • Đã phơi nhiễm hoặc nghi ngờ phơi nhiễm với HIV (Quan hệ không bao, rách bao, tai nạn kim tiêm, …)

Vì sao chọn ALO CARE?

DỊCH VỤ KHÁC

Xem thêm
Xem thêm

THUỐC PEP 72 GIỜ

    Tư vấn dịch vụ

    Tên dịch vụ:

    HỎI ĐÁP VỀ DỰ PHÒNG SAU PHƠI NHIỄM HIV – PEP

    PEP không đảm bảo 100% về hiệu quả ngăn chặn lây nhiễm HIV sau khi tiếp xúc, nhưng việc sử dụng PEP đúng cách và tuân thủ đúng lịch trình điều trị vẫn mang lại hiệu quả rất cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng PEP có thể giảm hơn 99% nguy cơ lây nhiễm HIV.

    Tỷ lệ thành công khi sử dụng PEP ở Việt Nam hiện đang duy trì ở mức rất cao, gần như đạt tới 99%.

    Để đạt được hiệu quả cao, cần sử dụng đúng thuốc PEP và kịp thời trong vòng 72 giờ sau tiếp xúc. Bên cạnh đó, cần tuân thủ lịch trình uống PEP hàng ngày trong 28 ngày liên tục, Hạn chế uống rượu bia và cố gắng duy trì tinh thần thoải mái hơn để giảm bớt áp lực tâm lý.

    • Bước 1: Liên hệ trực tiếp qua hotline 1900.638.518
    • Bước 2: Nhân viên y tế tư vấn về trường hợp của bạn có thích hợp sử dụng PEP không.
    • Bước 3: Tiến hành khám và điều trị theo chỉ định của Bác sĩ.

    Tùy vào cơ địa và thể trạng của mỗi người, phần lớn khách hàng sử dụng PEP an toàn không gặp tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên một số ít khách hàng vẫn có tác dụng phụ không mong muốn như:

    • Đau đầu, chóng mặt
    • Buồn nôn, ói mửa
    • Phát ban, mẩn ngứa
    • Tiêu chảy
    • Rối loạn giấc ngủ
    • Tăng men gan ALT

    Các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ mắc bệnh HIV bao gồm những tình huống sau đây:

    • Quan hệ tình dục âm đạo, hậu môn, hoặc bằng miệng mà không sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su.
    • Dùng chung kim tiêm.
    • Bị chấn thương bởi kim tiêm/vật sắt nhọn có chứa máu nghi nhiễm HIV.
    • Trong quá trình quan hệ bị tụt bao/rách bao.