• TIN TỨC / CHI TIẾT
  • Thứ sáu, 29/09/2023, 18:34 (GMT+7)

42

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) và những điều cần biết

PrEP dự phòng trước phơi nhiễm HIV  là một chiến lược mới trong phòng/ chống HIV đang được bộ y tế áp dụng rộng rãi và khuyến khích mọi người thực hiện. Tuy nhiên bạn chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm Prep? Bạn không biết rõ dự phòng trước phơi nhiễm HIV là gì và ai là đối tượng nên tiếp cận với biện pháp này? Vậy thì bạn tuyệt đối đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé vì chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc trên.

1. Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) là gì?

PrEP hay Pre-Exposure Prophylaxis có nghĩa là Dự phòng trước phơi nhiễm = Dùng ARV TRƯỚC KHI phơi nhiễm HIV đối với người có HIV âm tính nhằm dự phòng lây nhiễm HIV. PrEP là chiến lược dự phòng HIV mới bằng cách sử dụng thuốc ARV đối với người chưa nhiễm HIV.

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) , PrEP là biện pháp dự phòng bổ sung đối với những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. PrEP có hiệu quả rất cao trong phòng lây nhiễm HIV: Giảm đến 99% nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục nếu dùng theo đúng chỉ định và Với người tiêm chích ma tuý có tác dụng bảo vệ ít nhất 74%.

2. Dự phòng trước phơi nhiễm được sử dụng cho ai?

PrEP sử dụng cho “Tất cả những người CHƯA NHIỄM HIV mà có NGUY CƠ lây nhiễm HIV cao”

Các nhóm đối tượng rất hiệu quả với PrEP:

  • Nam có quan hệ tình dục  với nam (MSM), Người chuyển giới nữ (TG);
  • Các cặp dị nhiễm (vợ/chồng/bạn tình thường xuyên có HIV dương tính).
  • Người tiêm chích ma túy;
  • Phụ nữ mại dâm.

3. Chỉ định dự phòng trước phơi nhiễm.

MSM và TG được xem là có nguy cơ nhiễm HIV nếu họ có ít nhất một hành vi nguy cơ trong 6 tháng trước:

  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn mà không dùng BCS.
  • Sử dụng ma túy đá (methamphetamine tinh thể), tiêm chích ma tuý khi QHTD.
  • Bán dâm.
  • Nhiều hơn 1 bạn tình.
  • Mắc nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (STI).
  • Đã từng sử dụng PEP

Vợ/chồng/bạn tình có HIV âm tính trong cặp dị nhiễm được cho là có nguy cơ bị nhiễm HIV nếu:

  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc âm đạo mà không dùng bao cao su.
  • Bạn tình có HIV(+) chưa điều trị ARV, hoặc điều trị ARV dưới 6 tháng hoặc điều trị trên 6 tháng mà TLVR trên mức phát hiện.

    * Nếu Bạn tình có HIV(+) được điều trị ART và ổn định lâm sàng (K=K hay được biết là có tải lượng virus HIV dưới ngưỡng phát hiện được), VÀ sử dụng bao cao su thường xuyên cho quan hệ tình dục qua đường hậu môn và âm đạo thì PrEP không được chỉ định.

  • Người tiêm chích ma tuý, có sử dụng chung bơm kim tiêm
  • Phụ nữ bán dâm.

Thuốc PrEP

 Dự phòng trước phơi nhiễm HIV

 

4. Chống chỉ định:

  • HIV dương tính
  • Có triệu chứng hoặc dấu hiệu nhiễm HIV cấp hoặc có khả năng mới nhiễm HIV.
  • Độ thanh thải creatinin ước tính < 60 ml/phút.
  • Dị ứng hoặc có chống chỉ định với bất kỳ thuốc nào trong phác đồ PrEP
  • Dưới 35 kg
    Lưu ý:
    • Không chỉ định PrEP nếu có phơi nhiễm với HIV trong vòng 72 giờ qua. Đánh giá và kê
    đơn dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) và sau đó xem xét chỉ định PrEP.
    • Không cần chỉ định PrEP khi xét nghiệm tải lượng HIV của bạn tình nhiễm HIV đang điều
    trị ARV <200 bản sao/ml và tuân thủ tốt.

5. Các hình thức sử dụng PrEP:

Có 2 hình thức chính sử dụng PrEP là:

  • PrEP hằng ngày: dùng cho mọi đối tượng , sử dụng mỗi viên một ngày, có tác dụng bảo vệ tối đa
  • PrEP tình huống  (ED PrEP): Chỉ sử dụng cho nam có QHTD đồng giới qua  đường hậu môn, Tần suất QHTD trung bình ít hơn 2 lần/tuần và Làm chủ được kế hoạch QHTD.

6. Cần uống PrEP bao lâu thì bắt đầu có hiệu quả?.

Cần uống PrEP một thời gian thì thuốc đạt đủ nồng độ bảo vệ:

  • Với QHTD đường hậu môn, có thể bắt đầu bằng cách uống 2 viên cùng một lúc và hiệu quả bảo vệ đạt được sau 2-24 giờ.
  • Với QHTD qua đường âm đạo và dùng chung dụng cụ tiêm chích, cần tới 21 ngày uống PrEP liên tục thì mới đạt đủ tác dụng bảo vệ.

7. Tác dụng phụ của PrEP:

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng PrEP:

  • Tiêu chảy;
  • Mệt mỏi;
  • Đau đầu;
  • Buồn nôn.
  • Phát ban (phản ứng dị ứng);

8. PrEP: Uống đến bao giờ?.

Cần uống PrEP đúng và đủ theo hướng dẫn thì mới có hiệu quả, nhưng PrEP không phải thuốc dùng cả đời. Một người có thể ngừng sử dụng PrEP vì một số lý do như:

  • Không còn nguy cơ cao nhiễm HIV.
  • Không thể nhớ uống thuốc hàng ngày, hay quên thuốc. Trường hợp này người đó có thể xem xét biện pháp dự phòng HIV khác.
  • Gặp tác dụng phụ nặng nề khi uống PrEP và bác sĩ quyết định dừng kê đơn sau khi khám.

9. Cần làm gì trước khi ngừng sử dụng PrEP.

-> Xét nghiệm HIV.

-> Ngừng an toàn:

  • MSM: tiếp tục uống thuốc 2 ngày sau lần phơi nhiễm cuối cùng.
  • Những khách hàng khác uống đủ 28 ngày sau lần phơi nhiễm cuối cùng.
  • Người mắc viêm gan B cần được theo dõi tại các cơ sở chuyên khoa.
  • Khuyến cáo Khách hàng quay lại dùng PrEP nếu lại có nguy cơ.
  1. Tôi có thể nhận PrEP ở đâu?

Hiện tại, phòng khám Alo Care và các chi nhánh của DNXH Thuận Trường có cung cấp PrEP và xét nghiệm HIV miễn phí. Bạn có thể liên hệ các chi nhánh hoặc liên hệ trực tiếp qua Fanpage để được hỗ trợ.

ALO CARE – HỆ THỐNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE THÔNG MINH

Chia sẻ bài viết:
ALO CARE đến thăm Trung tâm SCDI tại Hà Nội vào 11/12

ALO CARE đến thăm Trung tâm SCDI tại Hà Nội vào 11/12

Ngày 11/12 vừa qua, đại diện ALO CARE đã đến thăm và làm việc với Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) tại Hà Nội. Đây là cơ hội quý báu để hai bên trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ định hướng phát triển, đồng thời tìm kiếm các giải pháp […]

ALO CARE tham gia tập huấn điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) tại Đồng Nai

ALO CARE tham gia tập huấn điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) tại Đồng Nai

ALO CARE đã tham gia chương trình tập huấn về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) do tổ chức PATH tổ chức tại Đồng Nai vào ngày 12-13 tháng 12. Chương trình cung cấp kiến thức về triển khai dịch vụ PrEP, quản lý tác dụng phụ và tư vấn khách hàng, […]

ALO CARE thăm và làm việc tại văn phòng PATH Việt Nam tại Hà Nội

ALO CARE thăm và làm việc tại văn phòng PATH Việt Nam tại Hà Nội

Đại diện của ALO CARE đã có chuyến thăm và làm việc đầy ý nghĩa tại văn phòng PATH Việt Nam, Hà Nội. Đây là dịp để hai bên gặp gỡ, trao đổi và tìm hiểu sâu hơn về các dự án, sáng kiến y tế cộng đồng cũng như thảo luận cơ hội hợp […]

Rực rỡ sắc xanh ALO CARE tại WELLBEING FAIR 2024 – Đại học SWINBURNE Việt Nam

Rực rỡ sắc xanh ALO CARE tại WELLBEING FAIR 2024 – Đại học SWINBURNE Việt Nam

Ngày 06/12/2024, ALO CARE tự hào đồng hành cùng sự kiện Wellbeing Fair 2024 tại Đại học Swinburne Việt Nam. Đây là một ngày hội đầy màu sắc, nơi lan tỏa năng lượng tích cực và những giá trị sống khỏe mạnh đến với cộng đồng sinh viên và giảng viên. ALO CARE – Điểm […]