Xét nghiệm ký sinh trùng là gì?
Ký sinh trùng có thể gây ra nhiều loại bệnh từ nhẹ đến nghiêm trọng, có thể dẫn đến các vấn đề như tổn thương não, phổi và hệ thần kinh. Các ký sinh trùng thường lây qua thức ăn, nguồn nước ô nhiễm, do tiếp xúc với động vật hoặc phân nhiễm bệnh.
Xét nghiệm ký sinh trùng nhằm nhận biết sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Từ đó đánh giá mức độ nhiễm trùng và có phương án chữa trị phù hợp. Việc xác định chính xác loại ký sinh trùng cũng giúp hạn chế sự lây lan trong cộng đồng, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và xã hội.
Sán dải chó (Echinococcus IgG): Xét nghiệm kháng thể IgG để chẩn đoán bệnh nhiễm sán dải chó.
Sán lá gan lớn (Fasciola IgG): Xét nghiệm kháng thể IgG để chẩn đoán bệnh nhiễm sán lá gan lớn.
Sán lá phổi (Paragominus IgG): Xét nghiệm kháng thể để chẩn đoán bệnh nhiễm sán lá phổi.
Sán máng (Schistosoma IgG): Xét nghiệm kháng thể để chẩn đoán bệnh nhiễm sán máng.
Giun đầu gai (Gnathostoma spinigerum IgG): Xét nghiệm kháng thể IgG để chẩn đoán nhiễm giun đầu gai.
Giun lươn (Strongyloides IgG): Xét nghiệm kháng thể IgG để chẩn đoán bệnh giun lươn.
Giun đũa chó, mèo (Toxocara IgG): Xét nghiệm kháng thể IgG để chẩn đoán bệnh giun đũa chó, mèo.
Giun tròn (Angiostrongylus cantonensis IgG): Xét nghiệm kháng thể IgG để chẩn đoán nhiễm giun tròn.
Giun xoắn (Trichinella IgG): Xét nghiệm kháng thể để chẩn đoán bệnh nhiễm giun xoắn.
Amip đường ruột Entamoeba histolytica: Xét nghiệm kháng thể để chẩn đoán nhiễm amip đường ruột.
Toxoplasma gondii IgG: Xét nghiệm kháng thể để chẩn đoán nhiễm toxoplasma.
Toxoplasma gondii IgM: Xét nghiệm kháng thể để chẩn đoán nhiễm toxoplasma cấp tính.