Dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV mà chúng ta quen gọi là PrEP là một chiến lược mới điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV đối với những người chưa nhiễm HIV, biện pháp này có khả năng giảm nguy cơ lây nhiễm tới 97%. Hiện nay tại Việt Nam có hàng chục ngàn người đang sử dụng PrEP để dự phòng lây nhiễm HIV và số người sử dụng PrEP chắc chắn sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Hãy cùng ALOCARE tìm hiểu về PrEP trong bài viết này nhé!
PrEP là gì?
Sẽ có nhiều người băn khoăn với câu hỏi PrEP là gì? Có đáng tin cậy như những lời quảng cáo?
PrEP (viết tắt của cụm từ Pre-Exposure Prophylaxis) là loại thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cho người có hành vi nguy cơ cao nhưng chưa bị nhiễm HIV (HIV âm tính) và có nguy cơ lây nhiễm HIV.
PrEP là sự kết hợp của 2 loại dược phẩm kháng vi rút là TENOFOVIR DISOPROXIL FUMARATE (TDF) 300mg và EMTRICITABINE (FTC) 200mg trong một viên nén với liều dùng mỗi ngày một viên.Loại thuôc này giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cơ thể bằng cách ngăn cản sự xâm nhập và nhân lên của vi rút HIV dùng để tạo ra các bản sao virus mới.
Thuốc PrEP được sản xuất dưới dạng viên nén uống trực tiếp, rất thuận tiện cho người sử dụng.
Đối tượng nào cần sử dụng PrEP?
PrEP được chứng minh rất hiệu quả với các nhóm đối tượng sau:
– Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM);
– Người chuyển giới nữ (TGW);
– Phụ nữ bán dâm;
– Các cặp dị nhiễm tức có 1 người nhiễm và một người không nhiễm HIV trong đó người nhiễm HIV chưa điều trị bằng thuốc ARV hoặc điều trị ARV chưa đủ 6 tháng, hoặc đã điều trị ARV trên 6 tháng nhưng vì lý do nào đó mà tải lượng HIV không đạt được dưới ngưỡng 200 bản sao/ml.
Hiệu quả của PrEP hơn 97%
Các thử nghiệm về PrEP đã diễn ra ở châu Phi, châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Hiệu quả của thuốc đã được ghi nhận sau những thử nghiệm lâm sàng trên nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới, chuyển giới nữ, người dị tính và cả những người tiêm chích ma túy. Tuy nhiên, để PrEP có thể phát huy được tối đa hiệu quả, người dùng phải tuân thủ việc uống thuốc mỗi ngày và đúng giờ.
ALO CARE – Địa chỉ đáng tin cậy cho người sử dụng PrEP
Ngành Y tế đã triển khai nhiều giải pháp như tìm các ca bệnh cũ qua rà soát từ bệnh viện, cơ sở điều trị HIV; tìm ca bệnh mới từ cộng đồng thông qua các cơ sở cung cấp dịch vụ, rà soát trong các nhóm người có nguy cơ lây nhiễm cao v.v… đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền đưa PrEP đến gần hơn với nhóm người có nguy cơ nhiễm HIV cao. Vì thế, người dùng không khó khi muốn muốn tiếp cận với PrEP.
Để sử dụng PrEP, bạn có thể đến các cơ sở y tế nhà nước để được tư vấn và thăm khám về việc sử dụng PrEP. Ngoài ra bạn có thể đến các phòng khám tư nhân có cung cấp các dịch vụ này. ALO CARElà hệ thống phòng khám và nhà thuốc chuyên hỗ trợ, tư vấn điều trị PrEP uy tín, chất lượng và đáng tin cậy tại TP.HCM.
Hiện tại, ALO CARE đang có nhiều hình thức cung cấp PrEP. Khách hàng có thể chọn tiếp cận PrEP phù hợp với yêu cầu và tình trạng tài chính cá nhân. Tuy nhiên, hiện tại AloCare cũng đang tham gia chương trình cung cấp PrEP miễn phí.
Để biết rõ về chương trình, hãy liên hệ trực tiếp phòng khám Alo Care hoặc gọi điện thoại để được tư vấn ngay nhé!
Tại Sao Cần Xét Nghiệm HIV? Xét nghiệm HIV là một trong những cách hiệu quả nhất để phát hiện sớm căn bệnh này và bắt đầu điều trị kịp thời. HIV (Human Immunodeficiency Virus) là một loại virus tấn công hệ miễn dịch của cơ thể, làm suy yếu khả năng phòng chống bệnh […]
Xét nghiệm HIV PCR là gì? Xét nghiệm HIV PCR (Polymerase Chain Reaction) là một phương pháp chẩn đoán HIV qua việc phát hiện trực tiếp sự có mặt của virus HIV trong cơ thể, thông qua phân tích DNA hoặc RNA của virus. Khác với các xét nghiệm kháng thể HIV (ELISA, Western Blot), […]
Những địa chỉ uy tín mua thuốc điều trị HIV ở TP. Hồ Chí Minh Bệnh viện công lập Hệ thống bệnh viện công lập tại TP. Hồ Chí Minh là một trong những địa chỉ đáng tin cậy nhất để mua thuốc điều trị HIV. Những nơi này không chỉ cung cấp thuốc chính […]
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) là nhóm bệnh có khả năng lây nhiễm cao, thường gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Trong đó, các bệnh STIs không có triệu chứng là một mối đe dọa tiềm ẩn, vì chúng khó phát hiện và có […]